Thứ tư, 02/11/2016, 10:08 GMT+7 THUẬT NGỮ & KÝ HIỆU & TỪ VIẾT TẮT ĐỒNG HỒ ĐEO TAY Có khi nào bạn tự thắc mắc những thuật ngữ ký hiệu trên một chiếc đồng hồ mà bạn yêu thích chưa. Những ai đam mê đồng hồ chắc chắn sẽ không bỏ qua những vấn đề này hôm nay Shopdonghohieu.com sẽ giới thiệu đến mọi người tất cả những thuật ngữ từ viết tắt ký hiệu trên một chiêc đồng hồ chúng ta cùng đọc tiếp nhé!! A – ATM (Đơn vị đo lường áp lực): Thường được dùng để chỉ độ sâu mà một chiếc đồng hồ có thể chịu được và không bị vô nước. (1ATM = 1BAR = 10m = 33.3ft). – Amplitude (Biên độ): Góc tối đa mà tại đó quả lắc đồng hồ dao động đến điểm nghỉ.
Đồng hồ Automatic tinh xảo đến từng chi tiết dành cho phái mạnh – Automaton (Thiết bị tự động): Đồng hồ có các tính năng ngoài như số liệu về con người hay động vật chuyển động theo cơ cấu. – Atisock (bộ nồ sốc): Thường được lắp ở đầu trục các bánh xe, đặc biệt là bộ vành tóc. Trong đồng hồ, các chi tiết đều nhỏ bé nhất là các đầu trục, thậm chí có đầu trục nhỏ như một sợi tóc, kỹ thuật viên muốn kiểm tra phải dùng lúp phóng, vì vậy chúng rất dễ bị gãy hoặc cong khi có tác động như: rơi, ngã, va chạm… A-Ti-Shock có tác dụng làm giảm xung động khi va chạm, tránh cong gãy đầu trục các bánh xe. Cơ chế của nó cũng đơn giản nhưng lại rất tiện lợi, đó là khi có va chạm toàn bộ nồi shock sẽ trượt xuống theo theo ổ shock triệt tiêu lực tác động lên đầu trục. B – Balance Wheel (Bánh xe cân bằng): Một bộ phận giống bánh xe trong đồng hồ có thể chuyển động theo chiều kim đồng hồ hoặc ngược chiều kim đồng hồ. Bộ phận này được nối với hệ thống bánh răng đồng bộ. Do đó nó được gọi là bánh xe cân bằng. – Barrel arbor (Trụ cót) Trụ chứa dây cót của đồng hồ, được gắn với hộp ở phần ngoài của nó. Với kết cấu đặc biệt, phần giữa của trụ cót lắp chặt với đầu trong của dây cót. Chính vì vậy khi trụ cót quay, dây cót được cuộn lại để tích trữ năng lượng cho đồng. C – Calibre thường được viết tắt là Cal. (Đặc tính riêng của mỗi máy đồng hồ): Trước đây được sử dụng để chỉ khoảng cách chuyển động của đồng hồ, ngày nay thuật ngữ này dùng để chỉ đặc tính riêng biệt của mỗi loại máy đồng hồ;đi sau chữ Calibre là những số để chỉ cụ thể loại máy nào, và đi trước thường là tên của thương hiệu. VD: Omega Cal.321 mọi người trong giới đồng hồ sẽ biết là máy Omega lên dây chronograph đời xưa rất hiếm.– Carat: 1 Carat = 1/24 lượng vàng nguyên chất trong hợp kim vàng. Hợp kim vàng 18 carat có chứa 18/24 = 75% (hoặc 7 tuổi rưỡi) lượng vàng nguyên chất. Đồng hồ Seiko với mặt số Chronograph dành cho những người yêu thể thao – Chronometer (Đồng hồ đo thời gian chuẩn): Đồng hồ đã qua một loạt các kiểm tra chính xác do một viện chính thức tiến hành dưới những điều kiện khác nhau. – Case back (nắp đáy): Nắp đắy của đồng hồ. Sau khi lắp máy và vỏ phải có nắp đáy đậy lại để bảo vệ máy. Đây cũng là nơi kỹ thuật viên tháo mở để kiểm tra sửa chữa bộ máy bên trong. Hầu hết các thông số kỹ thuật sẽ được ghi phía sau đắy để người tiêu dùng nắm được như: model, seri number, độ chịu nước, chất liệu vỏ… – Crystal (kính): Kính của đồng hồ, tác dụng bảo vệ mặt số và kim (thử tưởng tượng đồng hồ không có kính thì thế nào nhỉ…?). Kính có nhiều loại mức độ từ thấp đến cao: Nhựa, mi-ca, kính tự nhiên, kính saphire hay còn gọi kính chống xước, kính lúp, kính phản quang. Tác dụng của chúngnhư sau:* Kính nhựa và mi-ca: thường dùng trong đồng hồ thể thao vì mềm, dễ đàn hồi nên khó vỡ hạn chế gây chấn thương cho vận động viên. D – Daily Rate (Sai số trong ngày): Thuật ngữ để chỉ sự chênh lệch thời gian sau 24 giờ. Sự chênh lệch này có thể là vài giây trong một ngày tùy thuộc vào chất lượng và vị trí hoặc điều kiện đeo đồng hồ. – Damaskeening: Các kiểu thiết kế hoặc các đường nét được khắc trên mặt chuyển động của đồng hồ. – Dual Timer (Đồng hồ kép) Một loại đồng hồ đo thời gian địa phương tại thời điểm hiện tại và thời gian tại ít nhất một múi giờ khác. Bộ phận báo thời gian bổ sung đó có thể là một mặt số giống hệt, một kim đồng hồ khác, những mặt số nhỏ, hoặc những phương tiện khác. E – Ebauche: Là bộ chuyển động không hoàn thành của đồng hồ không dùng lò xo chính và quả lắc, còn được gọi là Movement Blank (Chuyển động trống). – End of energy: thuật ngữ End of energy được dùng trong chế tác đồng hồ Cơ nói về Kim giây dùng để chỉ kết thúc 1 nhịp nhảy của hai hoặc ba hoặc bốn giây. – End of life: thuật ngữ End of life được dùng trong chế tác đồng hồ Quartz nói về Kim giây dùng để chỉ kết thúc 1 nhịp nhảy của hai hoặc ba hoặc bốn giây. F – Fine Time Adjustment (Bộ tinh chỉnh thời gian): Là cần điều chỉnh để chỉnh lại thời gian trong ngày một cách chính xác. – Flyback Chronograph (Đồng hồ đếm ngược): Loại đồng hồ này làm việc như sau. Lực đẩy đầu tiên của nút đồng hồ dùng để kích hoạt kim giây. Lực đẩy thứ hai đưa kim giây về 0 và sau đó khởi động lại. Đây là điểm khác biệt so với đồng hồ thường. Ở đồng hồ thường, khi bạn tạo lực đẩy một lần để kích hoạt đồng hồ và một lần nữa để dừng, một nút khác sẽ quay về 0, sau đó phải tạo một lực đẩy một lần nữa để bắt đầu lại. Mục đích chính của loại đồng hồ đếm ngược này là bắt đầu trình tự đếm lại một cách nhanh nhất. – Flyback Date Hand (Đồng hồ đếm ngược ngày): Ở đồng hồ này, có thêm một kim giây ở giữa đặt trên kim giây chính. Nó có thể tự dừng hoạt động và sau đó quay ngược lại để chạy cùng với kim giây chính. Nó cũng có thể dừng lại và khởi động lại từ 0 đồng thời cùng với kim giây chính. – Frequency (Tần số): Xác định số lượng dao động trên một giây. Tần số thườngp được ký hiệu bằng chữ viết tắt Hz (Hertz). Tần số càng cao thì đồng hồ càng chính xác. G – Gasket (Miếng đệm): Đồng hồ chịu nước thường có thêm miếng đệm ở vỏ phía sau, mặt tinh thể và nút điều chỉnh. – Gear-Train (Hệ thống bánh răng truyền động): Là hệ thống các bánh xe và bánh răng dùng để truyền lực dẫn động từ trống (barrel) tới bánh xe thoát (escape wheel). Tất cả bánh xe đều được khớp với bánh răng truyền tương ứng. – GMT (Múi Giờ): Là chữ viết tắt của Greenwich Mean Time (giờ chuẩn theo múi giờ ở Greenwich). GMT cũng là một thuật ngữ đôi khi dùng để mô tả một loại đồng hồ hiển thị đồng thời giờ của nhiều nơi trên thế giới. – Gold Plating (Lớp mạ vàng): Là một lớp vàng được tích tụ bằng điện, độ dày của nó được tính bằng micron. – Gong (Chuông đĩa): Là một phiến hoặc một đoạn dây thép đã được luyện để tạo ra một âm thanh khi gõ búa vào. Ở phía cuối, chuông được gắn với bộ chuyển động và chiều dài còn lại của chuông được treo trên một cung tròn xung quanh cầu nối (bridge). – Grand Complication (Đồng hồ đa chức năng tích hợp): Là loại đồng hồ kết hợp các cơ chế hoạt động của tất cả 3 loại chức năng chính. Đó là những đồng hồ có một hoặc một vài chức năng đếm giờ phụ, đồng hồ có chuông chùm (chime), và đồng hồ có các chỉ số thiên văn. – Guilloché: Là một kiểu trang trí trạm khắc trên mặt kim loại bằng cách dùng dao tiện chạy bằng máy có chuyển động lệch tâm để cắt các loại hình dạng. H – Hallmark: Là biểu tượng bằng kim loại in trên vỏ hoặc mặt đồng hồ để đảm bảo về nguồn gốc và bộ phận bên trong của đồng hồ. Một trong những nhãn hiệu chiếm ưu thế trên thị trường là Geneva Hallmark. – Handwinder (Đồng hồ lên dây tay): Là loại đồng hồ có lò xo chính được lên hàng ngày bằng nút lên giây. Heinrich Hertz là nhà vật lý người Đức (1857-1894). Thuật ngữ Hertz bây giờ dùng làm đơn vị đo vật lý của tần suất (số lượng các dao động), nó hiển thị dao động trong một giây. High Frequency Movement (Chuyển động cao tần) Là loại đồng hồ có ít nhất 28’800 dao động. – Horology (Thuật đo thời khắc): Là khoa học đo thời gian, bao gồm thuật thiết kế và thiết lập các đoạn thời gian. – Hacking: Một tính năng làm đồng hồ dừng lại khi bạn giựt chốt đồng hồ để chỉnh lại giây, phút và ngày giờ. I – Instantaneous Date (Ngày ngẫu nhiên): Nghĩa là các thay đổi ngẫu nhiên trong ngày trong một nhịp thời gian vào nửa đêm. J – Jewel (Trang sức): Những loại đồng hồ trang sức dùng cho các buổi dạ tiệc, được đính các loại đá quý như ruby, kim cương, saphirre. Còn có nghĩa là nạm, khảm, đính các loại đá quý, ngọc cao cấp. – Jumping hours (Nhảy giờ): Là giờ kỹ thuật số hiện trên mặt đĩa tròn thông qua một cửa sổ trên mặt của đồng hồ. Cuối mỗi giờ thì đĩa sẽ nhảy sang một số tiếp theo. L – Lug: Là phần bên ngoài của đồng hồ gắn với vỏ đồng hồ để giữ dây hoặc quai đeo đồng hồ. Nó còn được gọi là horn. – Luminous Hands (Kim dạ quang): Là kim làm theo hình dáng có khe hở được phủ một lớp chất phát quang để xem được đồng hồ trong đêm. – Ligne: truyền thống đơn vị đo lường được sử dụng để đo đường kính của đồng hồ. M – Mainspring (Lò xo chính): Là một lò xo dẫn động có lõi Flat đặt trong trống (barrel). – Manual Watch (Đồng hồ lên dây tay): Là loại đồng hồ cơ lên dây bằng tay. – Manufacture (d’Horlogerie): Là thuật ngữ tiếng Pháp dùng để chỉ nhà máy đồng hồ chuyên sản xuất các bộ phận của đồng hồ. – Marine Chronometer (Đồng hồ hàng hải): Là loại đồng hồ cơ hoặc điện tử có độ chính xác rất cao đặt trong một cái hộp. Đồng hồ hàng hải hoạt động cơ học có con quay luân chuyển giữ cân bằng và áp lực nước bảo vệ tính chính xác của bộ chuyển động. – Mechanical Watch (Đồng hồ cơ): Là loại đồng hồ dự trữ năng lượng bằng lò xo nhờ chuyển động cơ hoặc một chuyển động khác không phải chuyển động do điện. Lò xo chính được lên dây bằng tay ở loại đồng hồ lên dây tay hoặc ở loại đồng hồ tự động lên dây nhờ chuyển động dao động của cánh tay (rotor). – Micron: Là đơn vị đo chiều dài, tương đương với 1 phần nghìn của 1 millimét, và được kí hiệu là “M”. Ở ngành công nghiệp đồng hồ, dung sai thường được kí hiệu bằng micron. – Mineral Crystal (Mặt kính pha lê thiên nhiên): Là mặt kính đồng hồ làm bằng đá pha lê thiên nhiên. Có độ bền cao, chống những va chạm và trầy xước có thể xảy ra trong các hoạt động hằng ngày. – Minute Repeater (Đồng hồ tính phút): Là loại đồng hồ bấm giờ được thiết kế để tính thời gian theo giờ, theo phần tư giờ hoặc theo phút, nhờ vào cần đẩy hoặc cần trượt đặt trong vỏ máy. – Moon Phase (Lịch tuần trăng): Là sự thay đổi dễ nhận thấy về hình dạng của mặt trăng trong suốt chu kỳ quay quanh trái đất của nó (trăng non, trăng khuyết, bán nguyệt, trăng tròn, trăng xế). – Movement (Hệ thống chuyển động): Là bộ phận chuyển động của đồng hồ, đây là một hệ thống gồm các linh kiện và các cơ cấu của đồng hồ: cơ cấu thiết lập và lên dây, lò xo, bộ truyền động, bộ thoát, và các linh kiện điều chỉnh. O – Oscillation (Dao động): Là hành trình của bánh xe cân bằng đi từ điểm cực đại này đến điểm cực đại khác và ngược lại. P – Pair Case (Vỏ ghép): Đây là loại vỏ có cấu tạo phức tạp nhất, và do đó thường có giá trị nhất. Giống như tên gọi, vỏ ghép là một bộ vỏ gồm hai chiếc – một chiếc để bảo vệ bộ chuyển động và chiếc thứ hai, thường là trang trí, dùng để bao bên ngoài chiếc thứ nhất. – Pallet (Tấm): Là một bộ phận của cần đẩy thoát, có hình dạng giống như mỏ neo. – Perpetual Calendar: (Lịch vạn niên): Là bộ lịch chỉ ngày, thứ và tháng, điều chỉnh sự khác biệt giữa tháng và năm nhuận. – Pinion (Bánh xe có răng chuyền): Là bộ phận được gắn trên một trục của bánh xe, các răng của từng bánh xe khớp với răng của bánh xe bên cạnh. – Plate, Bottom (Phiến đỡ): Là phiến đỡ cầu nối và các bộ phận khác của bộ chuyển động. – Platinum: Là loại kim loại quý và có giá trị. Nó rất nặng, có màu trắng bạc, không gỉ và dễ uốn. Vì giá của kim loại này đắt hơn vàng nên nó chỉ được dùng làm đồ trang sức cho các vật tinh xảo, nhưng chỉ ở dạng hợp kim. – Pointer Calendar: Là thuật ngữ tiếng Anh dùng để chỉ loại đồng hồ có kim chỉ ngày. Loại đồng hồ này khác với loại đồng hồ có lịch mà ngày xuất hiện trên một cửa sổ. – Power Reserve: Là thời gian chạy của đồng hồ cơ được lên dây hết cỡ đến khi nó ngừng hoạt động. – Push Pin (Chốt đẩy): Là một chốt lò xo kim loại nhỏ được gắn giữa các mấu lồi của vỏ để giữ dây đeo đồng hồ. Q – Quartz Movement (Đồng hồ chuyển động thạch anh): Đồng hồ chuyển động thạch anh là loại đồng hồ có cơ chế sinh công nhờ tinh thể thạch anh. Tinh thể này dao động khi được đặt trong một điện trường, do đó tạo ra lực chuyển động cho đồng hồ. Hầu hết các loại đồng hồ hợp túi tiền ngày nay đều có chuyển động Quartz. Các đồng hồ Quartz thường chạy bằng pin. – Quick Change Corrector (Cơ cấu sửa lỗi nhanh): Là cơ cấu dùng để thiết lập ngày trực tiếp, tránh cho các kim quay quá 24 giờ trong một ngày. R – Rattrapante: Còn được gọi là đồng hồ chia giây, vì nó có hai kim giây, lực đẩy thứ nhất kích hoạt đồng thời cả hai kim, lực đẩy thứ hai làm một kim ngừng chạy trong khi kim còn lại tiếp tục làm việc, và lực đẩy khác cho phép kim dừng hoạt động tiếp tục làm việc. – Rotor: Là một bộ phận xoay quanh trục có hình bán trụ và không cân bằng đặt trong đồng hồ tự động hoặc đồng hồ tự lên dây. Bộ phận này chuyển động nhờ chuyển động của người đeo để lên dây cho lò xo chính thông qua một hệ thống bánh răng và trục đứng. S – Shock Absorber (Bộ giảm sóc): Là một bộ đỡ đàn hồi ở trong đồng hồ, hấp thụ toàn bộ sóc nhờ hệ thống cân bằng và do đó bảo vệ trục không bị hỏng. – Sidereal Time (Thời gian thiên văn): Dựa trên chuyển động quay của trái đất ngược với vị trí ở một khoảng cách vô hạn trong không gian. Một giây thiên văn bằng 0.9972696 giây thông thường, và đồng hồ thiên văn chuẩn có 3.85 phút trong một ngày – Skeleton Watch (Đồng hồ có vỏ trước và vỏ sau trong suốt): Là loại đồng hồ trong đó, vỏ và các bộ phận khác của bộ chuyển động làm bằng nguyên liệu trong suốt, cho phép nhìn thấy các bộ phận chính của đồng hồ. – Split Second Chronograph (Đồng hồ chia giây): Là loại đồng hồ có hai kim giây quay cùng nhau, còn được gọi là Rattrapante hay Doppelchrono. Một trong các kim giây (kim quay ngược) có thể tự dừng lại để ghi thời gian và sau đó tiếp tục quay cùng với kim còn lại. – Stainless Steel (Thép không gỉ): Có nhiều loại thép không gỉ nhưng thường chứa crôm với tỉ lệ cao. Thép không gỉ chống lại sự ăn mòn của axit hữu cơ, các axit khoáng chất yếu và sự ôxi hóa của không khí. – Strap (Dây đeo đồng hồ): Là dây đồng hồ làm bằng da, lụa, nhựa tổng hợp hoặc kim loại gắn vào vỏ đồng hồ. – Stop Watch: Là dụng cụ đếm thời gian dùng để đo một khoảng thời gian. Khi thiết bị này hoạt động, màn hình hiển thị thời gian sẽ biến mất một phần hoặc hoàn toàn cho đến khi các kim được cài đặt lại. – Striking-work (Thiết bị báo giờ): Trong một chiếc đồng hồ, đây là cơ cấu vận hành tự động hoặc bằng tay dùng để báo giờ hoặc rung chuông. – Subdial (Mặt đĩa phụ): Là một mặt đĩa phụ nhỏ được dùng để phục vụ một mục đích nào đó, ví dụ như đo thời gian của giờ hoặc phút đã trôi qua trên đồng hồ hoặc hiển thị ngày. – Sweep Seconds Hand (Kim giây quét): Là kim giây được gắn ở giữa mặt đĩa thay vì gắn trên mặt đĩa phụ. – Super accurate: Một chiếc đồng hồ đó là chính xác + / – 10 giây mỗi năm. Một công nghệ có sử dụng dao động tinh thể thạch anh làm việc với một mạch tích hợp, đảm bảo độ chính xác gấp 10 lần so với một chiếc đồng hồ thạch anh thông thường. T – Tachymeter (Máy đo tốc độ Tachometer): Là thiết bị dùng để đo tốc độ. Khi thiết kế đồng hồ, thuật ngữ này tương ứng với máy tính thời gian hoặc đồng hồ đo thời gian với một mặt đĩa chia độ trên đó ghi tốc độ tính bằng kilomét trên giờ hoặc bằng một đơn vị khác (xem phần máy tính thời gian). – Tank watch: Là loại đồng hồ tam giác có các thanh ở trên một cạnh của mặt đĩa nặng hơn, đượctạo ra dựa trên cảm hứng về Chiến tranh Thế giới thứ nhất và do ông Louis Cartier chế tạo đầu tiên. – Telemeter (Thiết bị đo xa): Là loại đồng hồ đo khoảng cách của một vật so với người đeo bằng cách đo thời gian âm thanh truyền đi trong khoảng cách đó. Giống như máy đo tốc độ, thiết bị đo xa gồm một đồng hồ stopwatch và một mặt đĩa đặc biệt nằm trên mặt đĩa chính của đồng hồ. – Termineur: Là thuật ngữ tiếng Pháp để chỉ những người thợ làm đồng hồ độc lập (hoặc một cửa hàng) chuyên lắp ráp toàn bộ hoặc một phần đồng hồ, vì lợi ích của “établisseur” hoặc một nhà sản xuất, là những người cung cấp các bộ phận nhỏ cần thiết. – Tourbillon: Là thiết bị được chế tạo để loại bỏ các sai số về tỉ lệ ở các vị trí thẳng đứng. Thiết bị này bao gồm một bộ khung di động chứa tất cả các phần của bộ thoát, với bộ thăng bằng đặt ở giữa. Các bánh răng thoát quay quanh bánh xe tiến được gắn cố định. Vỏ máy quay được một vòng trên một phút, do đó loại bỏ được sai sót về tỉ lệ ở các vị trí thẳng đứng. – Triple Complication (Đồng hồ 3 chức năng): Là loại đồng hồ có chức năng nhắc phút kết hợp với lịch vạn niên và đồng hồ xem giờ. V – Verge Movement (Bộ chuyển động thanh): Là bộ thoát lần đầu tiên được sử dụng trong đồng hồ (đến tận năm 1850), bộ thoát thanh còn được gọi là bộ thoát “crown” do hình dạng giống nút điều chỉnh của bánh xe thoát. – Vibration (Chuyển động rung): Là chuyển động của quả lắc hoặc bộ phận dao động, được giới hạn bởi hai vị trí cực đại liền kề nhau. Bộ cân bằng của đồng hồ cơ thường có 5 hoặc 6 dao động trong một giây (tương đương với 18,000 hoặc 21,600 dao động trong một giờ), nhưng bộ cân bằng của đồng hồ cao tần có thể lên đến 7, 8 hoặc thậm chí 10 dao động trong một giây (tương ứng với 25,200, 28,800 hoặc 36, 000 dao động trong một giờ). W – Water Resistant (Chịu nước): Là công nghệ ngăn nước không vào bên trong vỏ đồng hồ. – Winding (Lên dây): Là hoạt động vặn lò xo đồng hồ. Hoạt động này được làm bằng tay (bằng nút vặn) hoặc làm tự động (bằng một rotor chuyển động lắc lư nhờ vào chuyển động của cánh tay).
Các tin khác :
|